Cùng với sự phát triển và tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử, các hệ thống nhà kho, nhà xưởng ngày càng được chú trọng đầu tư. Vậy nhà kho là gì? Chức năng, lợi ích và nội quy nhà kho hiện nay được áp dụng như thế nào? Cùng Daco tìm hiểu qua bài viết.
1. Nhà kho là gì
Kho hoặc nhà kho là một cấu trúc được xây dựng tại một vị trí đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể để chứa và bảo quản hàng hóa. Vật liệu xây dựng kho có thể là gỗ, đá (trong thời kỳ cổ điển), hoặc kim loại như sắt, thép, và tôn trong thời đại hiện đại.
Các doanh nghiệp sử dụng kho bao gồm nhà sản xuất, các đơn vị nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh buôn bán, vận chuyển, phân phối, cũng như các tổ chức hải quan và các cơ quan nhà nước. Trong kho có thể chứa đựng nhiều loại hàng hóa, bao gồm nguyên liệu, vật liệu đóng gói, linh kiện, và sản phẩm thành phẩm liên quan đến các lĩnh vực như nông nghiệp, sản xuất, và thương mại.
Hay hiểu đơn giản nhất về khái niệm “nhà kho là gì?” được khái quát lại như sau:
Nhà kho là một tòa nhà hoặc khu vực được thiết kế để lưu trữ hàng hóa. Nhà kho thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm sản xuất, bán lẻ và phân phối.
- Xem thêm: Kho là gì? Các yếu tố xây dựng lên kho hiệu quả cho doanh nghiệp
2. Các nhà kho phổ biến trong lĩnh vực sản xuất hiện nay
2.1 Kho nguyên vật liệu
Là nơi lưu trữ các nguyên vật liệu, vật liệu hoặc thành phẩm thô được sử dụng trong quá trình sản xuất. Kho nguyên vật liệu cần được tổ chức và quản lý cẩn thận để đảm bảo rằng nguyên vật liệu cần thiết luôn sẵn có đúng thời điểm sản xuất. Việc quản lý kho nguyên vật liệu đúng cách giúp tránh thiếu hụt nguyên vật liệu và giảm thiểu thời gian chờ đợi trong quá trình sản xuất.
2.2 Kho bán thành phẩm
Kho lưu trữ các sản phẩm chưa được hoàn thiện trong quá trình sản xuất. Sản phẩm bán thành phẩm là sản phẩm đã qua một hoặc một số công đoạn sản xuất nhưng chưa hoàn thành, đợi sang công đoạn tiếp theo. Kho bán thành phẩm có vai trò lưu trữ sản phẩm bán thành phẩm, tránh thất thoát và hư hỏng. Kho bán thành phẩm thường gần với khu vực giao hàng hoặc vận chuyển để thuận tiện cho việc phân phối sản phẩm.
2.3 Kho thành phẩm
Đây là nơi lưu trữ các sản phẩm đã hoàn thành hoặc đạt giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Kho thành phẩm đảm bảo rằng các sản phẩm được bảo quản và quản lý an toàn cho đến khi chúng được giao hàng hoặc tiêu thụ. Việc quản lý kho thành phẩm cần đảm bảo sự kiểm soát hàng tồn kho chính xác, định vị và đồng bộ với hoạt động sản xuất và kế hoạch tiêu thụ.
2.4 Kho vật tư
Đây là nơi lưu trữ các vật tư, phụ tùng, linh kiện và dụng cụ cần thiết cho quá trình sản xuất và bảo trì các thiết bị. Kho vật tư đảm bảo rằng các vật tư cần thiết luôn có sẵn để hỗ trợ hoạt động sản xuất liên tục và đảm bảo rằng các thiết bị được bảo trì và sửa chữa kịp thời.
2.5 Kho tạm
Kho tạm thường được sử dụng để lưu trữ hàng hóa tạm thời trong quá trình sản xuất. Điều này có thể bao gồm hàng hóa đang chờ xử lý hoặc điều phối, hàng hóa đang chờ kiểm tra chất lượng hoặc hàng hóa trước khi được chuyển đến kho tiếp theo. Kho tạm giúp tăng cường sự linh hoạt trong quá trình sản xuất và đảm bảo luồng hàng hóa liên tục và hiệu quả.
3. Chức năng của nhà kho là gì? Tại sao lại cần có nhà kho trong sản xuất
3.1 Chức năng của nhà kho
- Xuất/nhập kho: Kho giúp thực hiện các hoạt động xuất/nhập kho, đảm bảo cho hàng hóa được xuất/nhập một cách chính xác, kịp thời. Kho cần được trang bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết để hỗ trợ hoạt động xuất/nhập kho.
- Lưu trữ hàng hóa: Khi hàng hóa hoặc nguyên liệu được nhập từ nhiều nguồn nhỏ khác nhau, kho chính là nơi tập kết để hợp nhất chúng thành các lô hàng lớn. Quy mô này mang lại ưu thế khi tiếp tục vận chuyển đến nhà máy hoặc thị trường bằng các phương tiện như toa tàu, xe ô tô, hoặc tàu thủy. Kho, đảm bảo cho hàng hóa được bảo quản an toàn, tránh hư hỏng, mất mát. Kho cần đáp ứng các yêu cầu về diện tích, sức chứa, điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại hàng hóa.
- Bảo quản và lưu giữ hàng hoá: Kho giúp bảo quản hàng hóa khỏi những tác động của môi trường bên ngoài, như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình lưu trữ; tận dụng tối đa không gian kho. Kho cần được trang bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết để bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất.
Xem thêm: Quản trị tồn kho nguyên vật liệu – Bí quyết tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả sản xuất
3.2 Tại sao lại cần có nhà kho trong sản xuất
Cần phải có nhà kho trong sản xuất vì kho là 1 bộ phận rất quan trọng trong bộ máy sản xuất của doanh nghiệp. Nhà kho đem lại nhiều lợi ích như:
- Giảm thiểu rủi ro hư hỏng, mất mát hàng hóa: Nhà kho giúp bảo quản hàng hóa khỏi những tác động của môi trường bên ngoài, như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng, mất mát hàng hóa.
- Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng: Nhà kho giúp doanh nghiệp lưu trữ một lượng hàng hóa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí: Nhà kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng hóa,…
- Nâng cao hiệu quả sản xuất: Nhà kho giúp doanh nghiệp quản lý hàng hóa một cách khoa học, hiệu quả. Nhờ vào điều này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất sản xuất của mình.
- Xem thêm : Hệ thống quản lý hàng hóa – giải pháp để kho hàng hoạt động hiệu quả
4. Một số mẫu nội quy nhà kho thường được áp dụng trong doanh nghiệp
Nội quy nhà kho là một bộ quy tắc, quy định được ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, hàng hóa và tài sản trong nhà kho. Nội quy nhà kho cần được xây dựng dựa trên các yếu tố như quy mô, tính chất hoạt động của nhà kho, loại hàng hóa lưu trữ,…Một số mẫu nội quy thường hay có trong một nhà kho:
4.1 Về an toàn lao động
- Nhân viên kho phải tuân thủ nội quy nhà kho các quy định về an toàn lao động, bao gồm: sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết, không mang theo các vật dụng nguy hiểm vào kho,…
- Nhà kho phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
4.2 Về bảo quản hàng hóa
- Nội quy nhà kho yêu cầu hàng hóa phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo không bị hư hỏng, mất mát.
- Hàng hóa phải được bảo quản đúng cách, phù hợp với từng loại hàng hóa.
4.3 Về xuất nhập kho
- Các hoạt động xuất nhập kho phải được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo chính xác, kịp thời.
- Hàng hóa xuất nhập kho phải được kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chủng loại, chất lượng.
4.4 Về vệ sinh môi trường
- Nội quy nhà kho yêu cầu trong kho phải được vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Rác thải trong kho phải được thu gom và xử lý đúng cách.
4.5 Một số nội quy khác
- Về tác phong, thái độ của nhân viên kho: Nhân viên kho phải có tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp, lịch sự.
- Về việc sử dụng tài sản trong kho: Nhân viên kho chỉ được sử dụng tài sản trong kho cho mục đích công việc.
Việc xây dựng và thực hiện nội quy nhà kho cần được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Nội quy cần được xây dựng dựa trên đặc điểm, quy mô và loại hình hoạt động của kho hàng. Đồng thời, cần được phổ biến và thực hiện nghiêm túc đến toàn bộ nhân viên làm việc trong kho.
4.6. Ví dụ mẫu nội quy nhà kho
- Nội quy nhà kho ngành sản xuất bao bì
- Nội quy nhà kho ngành Y tế
Kết luận
Với những kiến thức tìm hiểu về nhà kho là gì và một số nội quy trong nhà kho hiện nay, ngoài việc xây dựng và thực hiện nội quy nhà kho, các doanh nghiệp cũng có thể áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà kho. Một trong những giải pháp tự động hóa 4.0 được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là hệ thống quản lý kho thông minh WMS (Warehouse Management System).
Hãy liên hệ ngay DACO-nhà phân phối thiết bị tự động hóa để được tư vấn miễn phí và tối ưu hiệu trạng thái, năng suất , chất lượng cho nhà máy của bạn.
- Xem thêm: WMS – xu thế mới áp dụng quản lý kho hàng trong nhà máy sản xuất