Ngoài yếu tố thường được biết đến là thành phẩm thì kho hàng trong doanh nghiệp còn có bán thành phẩm, đây cũng là yếu tố mà các nhà quản lý cần nắm rõ trong doanh nghiệp. Cùng bài viết đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về kho bán thành phẩm là gì? Cách quản lý kho bán thành phẩm thông minh.
1. Kho bán thành phẩm là gì
Bán thành phẩm đề cập đến những sản phẩm chỉ mới hoàn thành một phần hoặc một số công đoạn (trừ công đoạn cuối cùng) trong quy trình sản xuất. Vì vậy, những sản phẩm này cần tiếp tục tham gia các công đoạn sau trong quá trình sản xuất để hoàn thiện. Chỉ khi công đoạn cuối cùng được hoàn tất, sản phẩm mới được nhập kho và được xác nhận là thành phẩm.
Ví dụ : Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, bán thành phẩm có thể bao gồm động cơ, khung xe, thân xe,… được sử dụng để lắp ráp ô tô. Vậy kho bán thành phẩm là gì?
Kho bán thành phẩm là nơi lưu trữ các sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một số công đoạn sản xuất, nhưng chưa hoàn thành tất cả các công đoạn sản xuất. Kho bán thành phẩm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, giúp đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2. Chức năng, nhiệm vụ của kho bán thành phẩm
Nhập kho: Nhân viên kho bán thành phẩm tiếp nhận từ các khu vực sản xuất, kiểm tra chất lượng (IQC), số lượng hàng hoá, tiến hành nhập vào hệ thống
Sắp xếp, bảo quản hàng hoá bán thành phẩm: Sắp xếp theo chủng loại,kích thước, độ ưu tiên hay theo Layout,.. Để tạo thuận lợi trong quá trình nhập xuất hàng hóa.
Xuất kho: Nhân viên kho chuẩn bị theo yêu cầu của các khu vực sản xuất, kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hoá.
Theo dõi và kiểm kê tồn kho: Nhân viên theo dõi số lượng, giá trị bán thành phẩm tồn kho và nhập liệu phục vụ quản lý kho và điều hành sản xuất.
3. Lợi ích của việc quản lý kho bán thành phẩm
3.1 Kiểm soát hàng tồn kho
Kho bán thành phẩm giúp nhà máy kiểm soát số lượng và lưu trữ sản phẩm thành phẩm một cách hiệu quả. Ví dụ, trong ngành sản xuất ô tô, kho bán thành phẩm lưu trữ các chi tiết và phụ tùng ô tô đã hoàn thiện, sẵn sàng để gắn lên các dòng sản phẩm khác nhau hoặc để cung cấp cho các đại lý bán hàng.
Xem thêm: Tồn kho là gì? Cách quản lý tồn kho hiệu quả
3.2 Tiết kiệm thời gian và chi phí
Giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển sản phẩm từ công đoạn nhập kho nguyên vật liệu ban đầu đến hoàn tất công đoạn rồi xuất hàng đến điểm bán hàng hoặc khách hàng cuối.
3.3 Quản lý chất lượng sản phẩm
Giúp người quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất kho, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao được đưa ra thị trường. Ví dụ, trong ngành sản xuất dược phẩm, kho bán thành phẩm là nơi kiểm tra và lưu trữ các sản phẩm thuốc đã đạt tiêu chuẩn chất lượng sau khi hoàn thành trong các công đoạn trước khi chuyển tới nơi đóng gói thành phẩm.
3.4 Tối ưu hóa quy trình sản xuất
Hỗ trợ nhà máy trong việc theo dõi số lượng sản phẩm, điều chỉnh quy trình sản xuất và dự đoán nhu cầu. Giảm thiểu thời gian chuyển đổi giữa các công đoạn sản xuất, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm: Tối ưu hóa quy trình sản xuất với hệ thống quản lý sản xuất MES
3.5 Đáp ứng nhu cầu khách hàng
Kho bán thành phẩm trong nhà máy sản xuất cho phép nhà máy có sẵn các sản phẩm đã hoàn thành mà không cần phải sản xuất từ đầu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, trong ngành sản xuất điện tử, kho bán thành phẩm lưu trữ các sản phẩm hoàn chỉnh như điện thoại di động hoặc máy tính bảng, giúp nhà máy nhanh chóng cung cấp cho các nhà bán lẻ hoặc khách hàng cuối.
4. Cách quản lý kho bán thành phẩm thông minh
Như đã được đề cập ở trên về khái niệm của kho bán thành phẩm là gì, chức năng và lợi ích của kho bán thành phẩm có vai trò quan trọng trong việc giúp tối ưu hóa trong sản xuất cho doanh nghiệp. Vậy cần làm gì để quản lý chúng một cách hiệu quả nhất?
4.1 Áp dụng hệ thống tầng kệ để lưu trữ hàng hóa bán thành phẩm
Lựa chọn lưu trữ hàng bán thành phẩm trên các tầng kệ giúp tối ưu hóa quá trình bảo quản, loại bỏ rủi ro có thể gây hư hại cho sản phẩm. Hệ thống kệ vững chắc cho phép quản lý lưu trữ số lượng lớn bán thành phẩm, đồng thời tạo ra lượng tồn kho đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tránh tình trạng thiếu hụt, từ đó giữ vững chất lượng và an toàn của nguyên liệu.
4.2 Phân loại từng mã bán thành phẩm
Việc phân loại đóng một vai trò quan trọng trong quản lý của sản phẩm bán thành phẩm. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình xác định vị trí và lấy hàng một cách nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu rủi ro sai sót và nhầm lẫn. Thêm vào đó, việc phân loại giúp các nhân viên trong cùng một bộ phận xuất kho có thể dễ dàng lấy hàng mà không cần phải sử dụng phần mềm hay tham khảo ý kiến của người quản lý kho.
4.3 Sử dụng phần mềm quản lý kho thông minh
Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý kho là hoàn toàn cần thiết. Bởi nó không chỉ giúp cho người quản lý kiểm soát được số lượng tồn kho bán thành phẩm, cũng như những thông số thực tế về mã hàng, tên hàng, ngày nhập, số lượng… Mà còn có khả năng ủy quyền cho những bộ phận cấp dưới có thể truy cập vào phần mềm thông qua việc chia sẻ tài khoản. Như vậy các hoạt động trong sản xuất và bán hàng sẽ được linh hoạt hơn từ đó giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí.
Phần mềm SEEACT-WMS được tích hợp từ hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES của DACO là hệ thống quản lý kho hàng thông minh được sử dụng phù hợp đối với nhiều đối tượng khách hàng, giao diện đơn giản, cá nhân hóa đối với từng doanh nghiệp cụ thể.
Phần mềm quản lý kho thông minh SEEACT-WMS với các tính năng nổi bật như:
- Tối ưu quản lý kho bán thành phẩm với ứng dụng Barcode, QR Code: Hỗ trợ nhập kho, xuất kho, kiểm kê nhanh chóng chỉ với thao tác quét mã vạch hoặc QR Code của sản phẩm.
- Quản lý hàng hóa bán thành phẩm về thông tin theo lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng: Hệ thống lưu trữ thông tin chi tiết về hàng hoá, hỗ trợ quản lý theo vị trí, layout, số lô hàng, hạn sử dụng,..
- Hỗ trợ quản lý tồn kho hiệu quả: Hệ thống theo dõi số lượng tồn kho, phân tích vòng quay tồn kho, hiển thị năng lực kho để người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
- Quản lý chất lượng hàng hoá: Trước khi nhập, trong quá trình lưu kho và xuất kho, điều chuyển
- Quản lý đơn hàng và vận chuyển: Hệ thống tự động xác nhận và xử lý đơn hàng dựa trên thông tin tồn kho thực tế, hỗ trợ và theo dõi quản lý quá trình vận chuyển từ kho đến địa chỉ đích, cập nhật trạng thái và thông tin liên quan về vận chuyển.
- Kiểm tra được vị trí thực tế của hàng hóa tại hiện trường một cách chính xác. Xác thực vị trí hàng hóa được xác định từ trước theo layout, giúp quản lý vị trí, thời gian nhập kho, từ đó biết được hàng hóa nào nhập trước sẽ xuất trước. Tránh hàng hóa bị tồn kho quá lâu sẽ làm giảm chất lượng.
5. Kết luận
Với những kiến thức Daco vừa chia sẻ về khái niệm kho bán thành phẩm là gì, những lợi ích, chức năng và cách để quản lý kho bán thành phẩm thông minh hiện nay được nhiều các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất áp dụng. Việc áp dụng quản lý kho thông minh là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0. Quản lý kho thông minh giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Hy vọng rằng qua bài viết của chúng tôi, có thể tìm ra giải pháp phù hợp giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp của bạn.