Chức năng và cách sử dụng hệ thống quản lý kho hàng WMS

Hệ thống quản lý kho hàng WMS là giải pháp giúp doanh nghiệp kiểm soát và tối ưu hóa hoạt động kho bãi hiệu quả. Vậy chức năng và cách sử dụng phần mềm WMS như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Hệ thống quản lý kho hàng WMS là gì?   

Hệ thống quản lý kho hàng WMS (Warehouse Management System) là một phần mềm được thiết kế để quản lý và tối ưu hóa các hoạt động trong một kho hàng. Mục tiêu chính của mô hình WMS là cung cấp thông tin chính xác, thời gian thực về tình trạng và vị trí của hàng hóa trong kho, giúp tăng cường hiệu suất và giảm thiểu sai sót trong quá trình quản lý kho.

Xem thêm: Kho hàng là gì? Phân loại và chức năng của kho hàng.

Về tổng thể, phần mềm quản lý kho hàng WMS giúp tự động hóa các khâu quản lý kho hàng hoá trong doanh nghiệp. Thông qua hệ thống quản lý kho WMS các nhà quản lý sẽ có được một cái nhìn tổng quan về hoạt động vận hành trong quản lý kho hàng. Ngoài ra, mô hình WMS cũng giúp các doanh nghiệp tối ưu không gian kho, hiệu quả nguồn nhân lực, cũng như giảm thiểu chi phí quản lý cho doanh nghiệp

2. Lợi ích khi sử dụng hệ thống quản lý kho hàng WMS

Hệ thống quản lý kho hàng WMS là một công cụ quan trọng giúp xây dựng một môi trường quản lý kho thông minh hơn, mang lại nhiều lợi ích to lớn. 

2.1 Đối với lãnh đạo doanh nghiệp

  • Hệ thống quản lý kho hàng WMS giúp tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực và thời gian. Đặc biệt giảm thiểu sai sót, thất thoát dẫn đến lãng phí trong quá trình quản lý kho hàng.
  • Hệ thống quản lý kho thông minh giúp báo cáo tự động, theo thời gian thực, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho người quản lý và lãnh đạo nắm bắt được thực trạng của kho để kịp thời đưa ra quyết định.

2.2 Đối với quản lý kho

  • Hệ thống quản lý kho thông minh giúp người quản lý nắm bắt được hiện trạng và hiệu suất của kho dễ dàng. Bằng cách sử dụng phần mềm WMS không chỉ giúp các quản lý kho kiểm soát chặt chẽ tồn kho dư thừa mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Nhờ hệ thống, người quản lý có thể nâng cao, tối ưu hoạt động liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp, xây dựng được quy trình sản xuất phù hợp. Bên cạnh đó, theo dõi và nắm bắt được tình trạng tiến độ của các đơn đặt hàng.

2.3 Đối với nhân sự vận hành trong kho

  • Hệ thống WMS giúp giảm bớt các thao tác thủ công như nhập liệu, ghi chép bằng tay. Bằng cách sử dụng phần mềm WMS tự động hóa thao tác, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tốc các nghiệp vụ kho (Gồm nhập, xuất, kiểm kê, lưu chuyển hàng hoá).

Xem thêm : Quản lý kho là gì, 6 cách để quản lý kho hiệu quả nhất. 

3. Chức năng của hệ thống quản lý kho hàng WMS

3.1 Nhập kho

  • Quy trình nhập kho bắt đầu với việc nhận được lệnh nhập kho từ khách hàng hoặc nhà cung cấp. Lệnh nhập kho bao gồm các thông tin cần thiết như: mã sản phẩm, số lượng, chủng loại,…
  • Quản lý kho sẽ kiểm tra lệnh nhập kho để đảm bảo tính chính xác của các thông tin. Sau đó, thủ kho sẽ lập kế hoạch nhập kho, bao gồm các thông tin như: thời gian nhập kho, địa điểm nhập kho,…
  • Khi hàng hóa được vận chuyển đến kho, quản lý kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng của hàng hóa. Việc kiểm tra số lượng nhằm đảm bảo rằng số lượng hàng hóa thực tế khớp với số lượng ghi trên lệnh nhập kho. Việc kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo rằng hàng hóa không bị hư hỏng, lỗi, hàng giả, hàng kém chất lượng,…….
  • Người quản lý kho sẽ tiến hành in tem định danh cho mỗi sản phẩm hàng hóa đã nhập, sau đó sẽ đối chiếu các thông tin trên tem định danh với thông tin trên lệnh nhập kho. 
  • Tùy thuộc vào tình hình thực tế, hàng hóa có thể được điều chuyển từ khu vực nhận hàng đến vị trí lưu kho ngay lập tức hoặc được chuyển vào vị trí kho tạm khi chưa thể điều chuyển ngay lập tức vào vị trí chính xác.
  • Khi hàng hóa được nhập kho, quản lý kho sẽ kiểm tra mã định danh bằng cách check QR Code được đặt tại vị trí chính xác của hàng hóa (Có thể là ô / giá / kệ / rack / ….) để xác nhận hoàn tất công đoạn nhập hàng hóa vào kho. Việc này nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được nhập vào kho với vị trí chính xác.

3.2 Xuất kho

Quy trình xuất kho của hệ thống quản lý kho hàng WMS bao gồm các bước:

  • Tiếp nhận lệnh xuất kho

Bước đầu tiên kho sẽ nhận được PO từ bộ phận kinh doanh hay các bộ phận liên quan. Lệnh bao gồm các thông tin như: mã đơn hàng, ngày xuất kho, số lượng hàng hóa, địa chỉ giao hàng,…

  • Kiểm tra thông tin yêu cầu xuất kho

Sau khi nhận được lệnh xuất kho, hệ thống WMS sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin số lượng và chất lượng hàng hóa. Nếu thông tin hợp lệ, hệ thống sẽ tiếp tục các bước tiếp theo. Nếu thông tin không hợp lệ, hệ thống sẽ thông báo cho người dùng để sửa chữa hoặc hoàn thiện lệnh xuất kho.

  • Lập kế hoạch xuất kho

Trên cơ sở thông tin của lệnh xuất kho, hệ thống quản lý kho hàng WMS sẽ lập kế hoạch xuất kho. Kế hoạch xuất kho bao gồm các thông tin như: mã hàng, tên hàng, số lượng, vị trí các mặt hàng cần xuất kho,phương thức xuất kho,…

  • Thu thập hàng hóa

Nhân viên kho sẽ thu thập hàng hóa theo kế hoạch xuất kho. Trong quá trình thu thập hàng hóa, nhân viên kho cần kiểm tra số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa,…

  • Đóng gói hàng hóa

Hàng hóa sau khi được thu thập và kiểm tra về số lượng và chất lượng sẽ được đóng gói theo yêu cầu của khách hàng hoặc của doanh nghiệp.

  • In nhãn vận chuyển

Hệ thống quản lý kho hàng WMS sẽ in nhãn vận chuyển cho hàng hóa xuất kho. Nhãn vận chuyển bao gồm các thông tin như: mã đơn hàng, địa chỉ giao hàng,… và tiến hành giao hàng cho bên vận chuyển.

3.3 Kiểm kê

Bằng việc ứng dụng các công nghệ như mã vạch, RFID,… cùng với việc kết hợp thiết bị IoT, hệ thống wms giúp việc kiểm kê hàng hóa trở nên dễ dàng, nhanh chóng thông qua layout kho được xác định từ trước đó.

Xây dựng kế hoạch kiểm kê theo chu kỳ (tháng / quý / năm /….tùy đặc thù doanh nghiệp) để có thể đảm bảo số lượng đầy đủ phục vụ cho các quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng hàng hóa,….

3.4 Tồn kho

Hệ thống quản lý kho hàng WMS sẽ cung cấp báo cáo thống kê tồn kho tự động, giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tồn kho thực tế theo thời gian thực…

  • Theo dõi, kiểm soát tồn kho thông qua: số lượng, vị trí, lô, date,….
  • Các thông tin, số lượng về tồn kho được cập nhật tự động, liên tục…. cung cấp dữ liệu chính xác về tình trạng hàng tồn.

3.5 Báo cáo (nhập, xuất, hàng hóa)

Với hệ thống báo cáo trực quan, đa chiều, tổng thể của hệ thống quản lý kho hàng WMS sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nguồn lực,…. hỗ trợ ra quyết định chính xác, kịp thời.

  • Tự động tạo ra các báo cáo, dashboard về hiện trạng kho hàng thực tế (Nhập, xuất, kiểm kê, tồn kho,….)
  • Phân tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định chiến lược và tối ưu hóa quy trình kho.

3.6 Điều chuyển vị trí

Hệ thống quản lý kho hàng WMS thường tối ưu luồng di chuyển sẽ hoạt động khi: 

  • Khi nhập / xuất / điều chuyển hàng hóa -> hệ thống sẽ đưa ra cho người dùng vị trí chính xác của hàng hóa để di chuyển đến sắp xếp / lấy hàng.
  • Với các mặt hàng bán chạy, nhập / xuất nhiều thì sẽ sắp xếp ở các vị trí gần, dễ lấy,… để thuận tiện cho quá trình di chuyển, điều chuyển cũng như kiểm kê…
  • Quản lý quá trình di chuyển hàng hóa trong kho một cách hiệu quả.
  • Ghi nhận và theo dõi vị trí mới của hàng hóa sau khi được di chuyển.

3.7  Tối ưu không gian kho

Hệ thống quản lý kho hàng wms hỗ trợ tối ưu hóa không gian kho bằng việc quản lý kho hàng thông qua layout. Các loại hàng hóa sẽ được sắp xếp khoa học theo vị trí, ô, giá, kệ, rack,… để tối ưu không gian kho cũng như luồng vận chuyển hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng….

3.8 Quản lý khách hàng, nhà cung cấp

Chức năng này trong hệ thống quản lý kho hàng WMS giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng, nhà cung cấp một cách chính xác, đầy đủ và hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.

  • Thêm, sửa, xóa thông tin khách hàng, nhà cung cấp
  • Quản lý các thông tin liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp như: thông tin liên hệ, địa chỉ, lịch sử giao dịch,…
  • Tạo và quản lý các đơn hàng của khách hàng hoặc từ nhà cung cấp
  • Theo dõi tình trạng thanh toán của khách hàng
  • Theo dõi tình trạng giao hàng từ nhà cung cấp
  • Quản lý các khoản nợ của khách hàng/nhà cung cấp

4. Các mô hình WMS phổ biến hiện nay

4.1. Mô hình quản lý kho WMS thủ công

Khái niệm: Mô hình quản lý kho WMS thủ công là mô hình quản lý kho truyền thống, dựa trên các quy trình và thủ tục thủ công. Mô hình WMS sử dụng các phương pháp thủ công như giấy tờ, sổ sách để ghi nhận và theo dõi các hoạt động kho, đều được thực hiện thủ công bởi nhân viên kho.

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp.
  • Dễ dàng triển khai và vận hành.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả thấp, dễ xảy ra sai sót.
  • Không linh hoạt, khó kiểm soát  trong việc đáp ứng các yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp.

Ví dụ:

  • Một số doanh nghiệp nhỏ, quy mô kho nhỏ, lưu trữ ít loại hàng hóa với số lượng nhỏ.
  • Một số doanh nghiệp có quy trình kho đơn giản, không yêu cầu cao về hiệu quả và linh hoạt.

4.2. Mô hình quản lý kho WMS bán tự động

Khái niệm: Mô hình quản lý kho WMS bán tự động là mô hình sử dụng một số phần mềm và thiết bị hỗ trợ trong các hoạt động kho như nhập, xuất, kiểm kê,… Tuy nhiên, các hoạt động kho vẫn cần thực hiện một phần thủ công.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao hơn mô hình thủ công. Giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót, nâng cao độ chính xác và hiệu quả của các hoạt động quản lý kho hàng.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với mô hình WMS tự động, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
  • Tăng cường tính linh hoạt có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu và quy mô của từng doanh nghiệp.

Nhược điểm:

Vì là mô hình bán tự động,một nửa dùng phần mềm và thiết bị hỗ trợ, một nửa vẫn là hoạt động thủ công nên doanh nghiệp vẫn có thể xảy ra sai sót trong các hoạt động thủ công.

Ví dụ:

  • Một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sử dụng phần mềm WMS để quản lý hàng tồn kho, đơn hàng, xuất nhập kho và khách hàng, nhà cung cấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn sử dụng nhân viên kho để thực hiện các hoạt động cất hàng, bốc xếp hàng và kiểm tra chất lượng hàng hóa.
  • Một doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử sử dụng phần mềm WMS để tự động hóa các hoạt động nhập kho, kiểm tra chất lượng hàng hóa và xuất kho. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn sử dụng nhân viên kho để thực hiện các hoạt động cất hàng và bốc xếp hàng.

4.3. Mô hình quản lý kho WMS tự động

Khái niệm: Mô hình quản lý kho WMS tự động là mô hình sử dụng các thiết bị và hệ thống tự động hóa để thực hiện toàn bộ các hoạt động kho, từ nhập, xuất, kiểm kê,… đến phân loại, đóng gói,…

Ưu điểm:

  • Tối ưu hiệu quả hoạt động kho hàng, giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót, nâng cao độ chính xác và hiệu quả của các hoạt động quản lý kho hàng.
  • Tăng cường tính linh hoạt, đáp ứng các thay đổi của quy trình kho và nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí vận hành kho hàng và chi phí thất thoát hàng hóa.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư lớn, cao hơn so với mô hình WMS bán tự động và thủ công 
  • Yêu cầu cao về quy hoạch kho và thiết kế hệ thống tự động hóa. Doanh nghiệp cần có quy hoạch kho hợp lý và thiết kế hệ thống tự động hóa phù hợp với nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp.

Ví dụ:

  • Một doanh nghiệp sản xuất ô tô sử dụng hệ thống tự động hóa để thực hiện các hoạt động nhập, xuất, kiểm kê, phân loại và đóng gói linh kiện ô tô.
  • Một doanh nghiệp sản xuất điện tử sử dụng hệ thống tự động hóa để thực hiện các hoạt động nhập, xuất, kiểm kê và đóng gói linh kiện điện tử.

4.4. Mô hình quản lý kho WMS hybrid

Khái niệm: Mô hình quản lý kho WMS hybrid là mô hình kết hợp giữa mô hình thủ công, bán tự động và tự động, tùy thuộc vào từng hoạt động cụ thể trong kho.

Ưu điểm:

  • Mô hình WMS hybrid giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót, nâng cao độ chính xác và hiệu quả của các hoạt động quản lý kho hàng.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp có thể là chi phí nhân công, chi phí vận hành kho hàng và chi phí thất thoát hàng hóa.
  • Có thể linh hoạt trong việc đáp ứng các yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Với mô hình WMS hybrid yêu cầu cao về quy hoạch kho và thiết kế hệ thống tự động hóa. Doanh nghiệp cần có quy hoạch kho hợp lý và thiết kế hệ thống tự động hóa phù hợp với nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp.

Ví dụ:

  • Một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sử dụng hệ thống băng tải tự động để vận chuyển hàng hóa, nhưng vẫn sử dụng nhân viên kho để thực hiện các hoạt động cất hàng, bốc xếp hàng và kiểm tra chất lượng hàng hóa.
  • Một doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử sử dụng hệ thống tự động hóa để thực hiện các hoạt động nhập kho và kiểm kê linh kiện điện tử, nhưng vẫn sử dụng nhân viên kho để thực hiện các hoạt động xuất kho và đóng gói linh kiện điện tử.

5. Những lưu ý khi lựa chọn phần mềm quản lý kho hàng WMS

Mô hình quản lý kho WMS (Warehouse Management System) là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các hoạt động trong kho, từ nhập kho, xuất kho, kiểm kho,… đến quản lý hàng tồn kho,… Lựa chọn mô hình WMS phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: quy mô kho, loại hàng hóa lưu trữ, yêu cầu về hiệu quả và chi phí của doanh nghiệp.

5.1 Quy mô nhà máy

Quy mô nhà máy là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình WMS. Đối với các nhà máy có quy mô lớn, cần lưu trữ nhiều loại hàng hóa với số lượng lớn, thì nên lựa chọn mô hình tự động hoặc hybrid để đảm bảo hiệu quả và năng suất. Đối với các nhà máy có quy mô nhỏ, lưu trữ ít loại hàng hóa với số lượng nhỏ, thì có thể lựa chọn mô hình bán tự động hoặc thủ công để tiết kiệm chi phí.

5.2 Loại hàng hóa lưu trữ

Loại hàng hóa lưu trữ cũng là yếu tố cần được cân nhắc khi lựa chọn mô hình WMS. Đối với các loại hàng hóa có kích thước lớn, nặng, dễ vỡ, thì nên lựa chọn mô hình tự động hoặc bán tự động để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Đối với các loại hàng hóa có kích thước nhỏ, nhẹ, không dễ vỡ, thì có thể lựa chọn mô hình thủ công hoặc bán tự động để tiết kiệm chi phí.

5.3 Yêu cầu về hiệu quả và chi phí

Yêu cầu về hiệu quả và chi phí cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn mô hình WMS. Nếu nhà máy yêu cầu cao về hiệu quả và cần giảm thiểu chi phí, thì nên lựa chọn mô hình tự động hoặc hybrid. Nếu nhà máy yêu cầu cao về linh hoạt và khả năng đáp ứng các yêu cầu thay đổi, thì nên lựa chọn mô hình bán tự động hoặc thủ công.

6. Cách sử dụng phần mềm WMS

Với những lợi ích và các chức năng to lớn của hệ thống quản lý kho WMS mang lại trên, các doanh nghiệp đều đang muốn ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý kho hàng WMS vào quy trình vận hành kho của mình. Vậy cách sử dụng phần mềm WMS như thế nào mới khai thác được hiệu quả tối ưu trong doanh nghiệp?

Dưới đây là 1 số bước cơ bản về cách sử dụng phần mềm WMS trên phần mềm SEEACT-WMS của DACO

Bước 1: Thiết lập hệ thống

Bước đầu tiên cần thực hiện là thiết lập hệ thống WMS, bao gồm:

  • Cài đặt phần mềm hệ thống quản lý kho hàng WMS trên máy tính
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu cho kho hàng
  • Cài đặt thiết bị hỗ trợ cho phần mềm WMS, chẳng hạn như máy quét mã vạch, máy đọc RFID,…
A screenshot of a computer

Description automatically generated

Bước 2: Nhập dữ liệu hệ thống quản lý kho hàng WMS

Sau khi thiết lập hệ thống, cần nhập dữ liệu về kho hàng vào cơ sở dữ liệu, bao gồm:

  • Thông tin về nguyên vật liệu: mã hàng, tên hàng, số lượng, vị trí,…
  • Thông tin về khách hàng: mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ,…
  • Thông tin về nhà cung cấp: mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ,…
  • Thông tin về sản phẩm: mã sản phẩm, tên sản phẩm, mô tả,…
A screenshot of a computer

Description automatically generated

Bước 3: Tiến trình sử dụng phần mềm WMS

Sau khi nhập dữ liệu, có thể bắt đầu sử dụng phần mềm WMS để thực hiện các hoạt động trong kho, bao gồm:

  • Nhập kho: Lập kế hoạch nhập kho, tiếp nhận hàng hóa, kiểm tra hàng hóa, phân bổ hàng hóa,…
  • Xuất kho: Lập kế hoạch xuất kho, chuẩn bị hàng hóa, giao hàng,…
  • Kiểm kê: Lập kế hoạch kiểm kê, thực hiện kiểm kê, điều chỉnh dữ liệu tồn kho,…
  • Tồn kho: Theo dõi số lượng, vị trí, tình trạng của hàng hóa,…
  • Báo cáo: Cung cấp các báo cáo thống kê về hoạt động của kho,…
A screenshot of a computer

Description automatically generated

Bước 4: Bảo trì hệ thống

Sau khi sử dụng, cần bảo trì hệ thống WMS định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Các công việc bảo trì bao gồm:

  • Cập nhật phần mềm
  • Sửa chữa thiết bị
  • Kiểm tra định kỳ hệ thống
  • Hệ thống quản lý sản xuất thông minh SEEACT-MES 
  • Hệ thống quản lý sản xuất thông minh SEEACT-MES 

Tại thị trường Việt Nam cũng đang có rất nhiều các giải pháp phần mềm quản lý kho WMS

Hệ thống quản trị sản xuất số 1 SEEACT-MES được DACO cùng với đội ngũ chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu và tích hợp phần mềm giải pháp quản lý kho hiệu quả. Thông qua hệ thống SEEACT-MES của DACO có tích hợp module quản lý kho thông minh với mô hình WMS sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian và gia tăng hiệu suất quản lý kho.

Với chức năng quản lý kho thông minh được tích hợp trong module SEEACT-WMS giúp hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong hoạt động quản lý kho như:

– Tuỳ chỉnh cụ thể phù hợp với quy trình sản xuất, máy móc và trang thiết bị của doanh nghiệp

– Giúp tự động thao tác nhập/xuất/kiểm kê kho thông qua duy nhất thao tác quét Barcode/QR Code

– Quản lý tồn kho theo vị trí, lô/ngày sản xuất/hạn sử dụng – Tính năng mà các phần mềm ERP không xử lý được

– Quản lý nhiều kho cùng lúc dễ dàng, hiệu quả, chính xác

– Trực quan hóa hiệu suất kho thông qua Layout theo thời gian thực

– Tích hợp công nghệ IoT giúp cải tiến, tăng tốc nghiệp vụ kho

– Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc hàng hóa dễ dàng

– Đảm bảo chất lượng hàng hóa khi lưu kho theo yêu cầu của doanh nghiệp (IQC – IPQC – FQC)

– Lập kế hoạch và báo cáo nhập/xuất kho

– Cung cấp số liệu để lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu hợp lý

– Kết nối với hệ thống ERP hay hệ thống tự động hóa khác trong doanh nghiệp để đồng bộ hoá và gia tăng hiệu quả sản xuất

.Xem thêm: Hệ thống quản lý kho WMS là gì? Chức năng và lợi ích của WMS

Hãy liên hệ DACO để được TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ cho các vấn đề của doanh nghiệp bạn ngay bây giờ nhé.

Có thể thấy hệ thống quản lý kho hàng WMS đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá quá trình quản lý hàng tồn kho, từ khâu nhập cho đến khi xuất kho. Sự tích hợp, ứng dụng chính xác và thông minh của mô hình WMS mang đến nhiều lợi ích. Từ việc giảm thiểu sai sót, tăng cường khả năng đáp ứng đến cải thiện hiệu suất sản phẩm và toàn bộ quy trình sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp không thể bỏ qua sự hỗ trợ mạnh mẽ của mô hình WMS cũng như cách sử dụng phần mềm WMS trong hệ thống quản trị sản xuất nếu muốn vượt qua những thách thức ngày càng phức tạp của thị trường sản phẩm.

Share bài viết với:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x